fbpx

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

tiêu chuẩn iso 22000 là gì/ bộ tiêu chuẩn iso 22000 mới nhất/ tiêu chuẩn iso về an toàn thực phẩm/ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm/ tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm/ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm/ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm/ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm/ download tai lieu iso 22000/ tài liệu iso 22000 pdf

Trên đây là một số cụm từ khách hàng hay tìm kiếm về ISO 22000. Đây là tiêu chuẩn về hệ thống an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – ISO ban hành. Hiện nay, phiên bản mới nhất vừa được ban hành là ISO 22000:2018, thay thế cho phiên bản năm 2005.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm còn có: BRC, FSSC 22000, HACCP. Các bạn có thể download tiêu chuẩn BRC, tiêu chuẩn FSSC 22000 bản tiếng Việt tại đây.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) để cho phép một tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi thực phẩm:

  • cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến;
  • chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu luật định về an toàn thực phẩm;
  • chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng;
  • trao đổi thông tin về các vấn đề an toàn thực phẩm một cách có hiệu lực với các bên quan tâm;
  • đảm bảo tổ chức phù hợp với các chính sách an toàn thực phẩm đã công bố;
  • chứng minh sự phù hợp với các bên quan tâm;
Tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000

Những thay đổi chính so với phiên bản cũ:

  • Cấu trúc bậc cao: giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý. Phiên bản ISO 22000 mới sẽ theo cùng cấu trúc như tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác.
  • Cách tiếp cận rủi ro: tiêu chuẩn hiện này bao gồm một cách tiếp cận khác để hiểu rõ các rủi ro và cơ hội.
  • Chu trình PDCA: cách tiếp cận theo quá trình sử dụng khái niệm chu trình PDCA ở hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất bao trùm toàn bộ khuôn khổ của FSMS. Cấp độ thứ 2 (hoạch định điều hành và kiểm soát) bao trùm các quá trình điều hành FSMS. Việc trao đổi thông tin giữa hai cấp độ này vì thế cần thiết.
  • Quá trình hoạt động: mô tả rõ ràng về sự khác biệt giữa các thuật ngữ chính. Gồm có: Điểm kiểm soát tới hạn (CCP), Chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs) và Chương trình tiên quyết (PRPs).

Phiên bản tiếng Việt của tiêu chuẩn này được chuyên gia của VNC dịch từ phiên bản gốc tiếng Anh. Bản dịch này được sử dụng cho mục đích đào tạo và tư vấn. Hy vọng sẽ giúp ích được cho quý độc giả trong quá trình tìm hiểu về các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Mời quý độc giả xem thêm 1 số bài viết liên quan:

Kiệt Nguyễn
error: Cảnh báo: Nội dung đã được bảo vệ !!