Chứng nhận VietGAP Chăn nuôi

1. VietGAP là gì? VietGAP chăn nuôi là gì?

  • VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
  • VietGAP chăn nuôi gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm chăn nuôi để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
  • Hiện nay, có 03 căn cứ để chứng nhận VietGAP chăn nuôi gồm:
    1. Quyết định 5472/QĐ-BNN-CN ngày 30/12/2015: áp dụng đối với chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ thuộc vùng dự án Lifsap (gồm 12 tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng)
    2. Quyết định 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016: áp dụng đối với chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ (áp dụng tại các tỉnh còn lại, trừ 12 tỉnh thuộc dự án Lifsap)
    3. Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015: áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi 8 đối tượng: bò sữa; bò thịt; dê sữa; dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong (đối với lợn, gà quy mô nông hộ thì áp dụng 1 trong hai quyết định trên; còn lại sẽ áp dụng theo 4653/QĐ-BNN-CN)

Xem thêm: Căn cứ để chứng nhận VietGAP chăn nuôi

2. Lợi ích khi xây dựng, áp dụng và chứng nhận VietGAP chăn nuôi

  • Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm.
  • Được sử dụng mã số chứng nhận VietGAP để quảng bá thương hiệu sản phẩm
  • Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm
  • Nâng cao chất lượng và giá thành cho các sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam
  • Sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP là căn cứ để cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn.
  • Nâng cao chất lượng thương hiệu, tạo uy tín đối với người tiêu dùng
  • Nâng cao điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Danh sách các tổ chức đã được chứng nhận VietGAP chăn nuôi

3. Quy trình chứng nhận VietGAP chăn nuôi

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi
  • Bước 2: Đánh giá xem xét hệ thống tài liệu
  • Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá, lập kế hoạch đánh giá
  • Bước 4: Đánh giá chứng nhận tại cơ sở, lấy mẫu thử nghiệm: thức ăn, nước uống, nước thải …
  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và hồ sơ khắc phục của cơ sở (nếu có điểm không phù hợp)
  • Bước 6: Cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi
Đánh giá tại trang trại chăn nuôi vịt
Đánh giá tại trang trại chăn nuôi vịt

4. Hiệu lực của giấy chứng nhận VietGAP

  • Giấy chứng nhận VietGAP giá trị trong vòng 3 năm (giám sát 12 tháng/lần) và có giá trị trên toàn quốc.

5. Vì sao nên lựa chọn dịch vụ tư vấn chứng nhận của VNC?

  • Chi phí thực hiện thấp, công khai với khách hàng mọi chi phí của quá trình chứng nhận.
  • Thời gian thực hiện nhanh, thuận lợi, bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện
  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn, đánh giá là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế IRCA.
  • Hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
  • Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật có liên quan;
  • Quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website của VNC

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ chứng nhận VietGAP chăn nuôi, Quý khách hàng liên hệ hotline/zalo: 0917.81.81.88, email: [email protected] hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ.

Kiệt Nguyễn