fbpx

Codex ban hành tiêu chuẩn HACCP mới

Ngày 23/11/2020, Ủy ban Codex đã ban hành phiên bản mới nhất “Các nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm” với số hiệu CXC 1-1969. Nói theo cách thông dụng thì đây chính là tiêu chuẩn về Hệ thống phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) – phiên bản gần nhất có số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4- 2003.

Tại sao lại có sự thay đổi số hiệu tiêu chuẩn từ CAC/RCP 1-1969 thành CXC 1-1969? Từ năm 2018, các quy tắc thực hành “Code of Practice …” của Codex ban hành sẽ đổi ký hiệu thành CXC, các hướng dẫn “Guidelines for …” đổi ký hiệu thành CXG để thống nhất tất cả ký hiệu.

Tham khảo:

Tiêu chuẩn HACCP Codex mới (CXC 1-1969, Rev.5-2020)

Bản dịch tiêu chuẩn HACCP Codex 2020 tiếng Việt

Các Nguyên tắc chung về Vệ sinh thực phẩm: Thực hành vệ sinh tốt (GHPs) và Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) nhằm mục đích:

  • cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn về việc áp dụng GHPs áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng;
  • cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng các nguyên tắc HACCP;
  • làm rõ mối quan hệ giữa GHPs và HACCP; và
  • cung cấp cơ sở để có thể thiết lập các quy tắc thực hành dành riêng cho từng ngành và sản phẩm cụ thể.

Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận HACCP

Codex ban hành tiêu chuẩn HACCP mới 1Một số thay đổi đáng chú ý trong tiêu chuẩn này như sau:

a) Tiêu chuẩn được cấu trúc lại, và bao gồm 2 chương lớn, chương thứ nhất tập trung vào thực hành vệ sinh tốt (GHP), trong khi chương 2 tập trung vào HACCP.

b) Trong chương thứ nhất, GHP được quan tâm hơn (nâng lên một tầm mới), đặc biệt là hai hoạt động kiểm tra hiệu lực của GHP (7.1.3) và xác nhận giá trị sử dụng của GHP (7.1.5).

c) Trong chương thứ nhất, có đưa thêm việc kiểm soát chất gây dị ứng (và được để ngang hàng với 3 mối nguy truyền thống là hóa học, vật lý và sinh học), hay có thể nói, chất dị ứng được kiểm soát như là một mối nguy thứ tư (xem 7.2.4 ~ 7.2.7).

d) Trong chương thứ hai, 7 nguyên tắc và 12 bước thực hiện HACCP được mô tả chi tiết/nhiều thông tin hơn rất nhiều so với phiên bản cũ, tuy nhiên, nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc áp dụng có thể linh hoạt hơn.

e) Trong chương thứ hai, có bổ sung thêm khái niệm mối nguy có ý nghĩa, và việc xác định CCP sẽ chỉ được áp dụng với các mối nguy có ý nghĩa (xem 3.7).

f) Cũng trong chương thứ hai, sơ đồ cây CCP không còn là lựa chọn duy nhất khi xác định điểm CCP, doanh nghiệp có thế sử dụng các phương pháp khác (ví dụ như tham vấn chuyên gia – xem 3.7).

Cùng với sự nâng cấp của một loạt các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm (ISO22000:2018, FSSC22000 ver 5, BRC issue 8,…), thì bản CXC 1.1969 rev 2020 của Codex Alimentarius cuối cùng cũng đã được sửa đổi/bổ sung sau 17 năm tồn tại, đánh dấu một bước chuyển mới, đồng bộ với sự quan tâm ngày càng tăng của xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm.

(Nguồn: ISO VIETNAM – Mr. Thắng Eco)

Kiệt Nguyễn
error: Cảnh báo: Nội dung đã được bảo vệ !!