Bài thi Lead Auditor ISO 9001 tham khảo

Để trở thành một chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, điều đầu tiên là bạn cần vượt qua được khóa đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng (hay còn gọi là khóa đào tạo Lead Auditor).

Đào tạo Lead Auditor ISO 9001
Đào tạo Lead Auditor ISO 9001

Nội dung khóa đào tạo Lead Auditor ISO 9001 thường bao gồm các nội dung:

  1. Giới thiệu Mục tiêu, phương pháp, cấu trúc nội dung khóa học
  2. Tổng quan về ISO 19011:2018.
  3. Hoạt động đánh giá: mục đích, nguyên tắc, các khái niệm thuật ngữ trong hoạt động đánh giá.
  4. Vai trò và trách nhiệm của chuyên gia đánh giá.
  5. Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần có đối với chuyên gia đánh giá.
  6. Thấu hiểu các nguyên tắc trong quản lý chất lượng dưới góc độ chuyên gia đánh giá.
  7. Các lưu ý đối với chuyên gia đánh giá về một số nội dung chính của ISO 9001:2015.
  8. Thấu hiểu yêu cầu tiêu chuẩn, phương pháp và kỹ năng tìm bằng chứng khi đánh giá các nội dung của tiêu chuẩn:
    + Bối cảnh;
    + Nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan;
    + Xác định phạm vi áp dụng và mối tương giao giưã các quá trình;
    + Lãnh đạo và vai trò của lãnh đạo trong hoạt động quản lý chất lượng;
    + Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng;
    + Hoạch định và quản lý rủi ro;
  9. Thấu hiểu yêu cầu tiêu chuẩn, phương pháp và kỹ năng tìm bằng chứng khi đánh giá các nội dung của tiêu chuẩn (tiếp):
    + Các hoạt động hỗ trợ;
    + Thực hiện sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ;
    + Đánh giá;
    + Hoạt động cải tiến.
  10. Quản lý và tổ chức chương trình, kế hoạch đánh giá.
  11. Họp khai mạc đánh giá.
  12. Chuẩn bị đánh giá (tìm hiểu đơn vị được đánh giá, các chuẩn mực liên quan, phiếu hỏi, v.v…).
  13. Thực hiện đánh giá (Phương pháp và kỹ năng đánh giá tại chỗ, xử lý tình huống).
  14. Sự không phù hợp.
  15. Cách viết báo cáo không phù hợp.
  16. Báo cáo tổng kết đánh giá.
  17. Tổng kết.
  18. Làm bài kiểm tra cuối khoá.

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức đào tạo Lead Auditor, cả tổ chức nước ngoài lẫn tổ chức trong nước. Tuy nhiên, để hoạt động này hợp pháp và chứng chỉ Lead Auditor có giá trị pháp lý, thì các tổ chức đào tạo Lead Auditor phải công bố năng lực đào tạo tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ) theo quy định tại thông tư 36/2014/TT-BKHCN.

Vì vậy, khi lựa chọn đơn vị đào tạo Lead Auditor, các bạn nên yêu cầu các đơn vị này cung cấp bằng chứng về năng lực đào tạo theo thông tư 36/2014/TT-BKCN nhé.

Gởi các bạn tham khảo một bài thi Lead Auditor mẫu để dễ hình dung cấu trúc của đề thi.

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Kiệt Nguyễn