fbpx

Việc đánh giá hợp chuẩn/hợp quy theo bên thứ nhất và bên thứ ba

Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất chưa hiểu rõ về hoạt động công bố hợp chuẩn/hợp quy, thường mặc định là phải thuê một tổ chức chứng nhận độc lập để có thể công bố hợp chuẩn/hợp quy được. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích rõ hợp về các hoạt động này.
Theo quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN, việc công bố hợp chuẩn/hợp quy được thực hiện theo 2 bước sau:
  • Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn/hợp quy với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (được gọi tắt là đánh giá hợp chuẩn/đánh giá hợp quy). Việc đánh giá này do tổ chức chứng nhận đã đăng ký/chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện. Kết quả chứng nhận này sẽ căn cứ để doanh nghiệp công bố hợp chuẩn/hợp quy.
  • Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp chuẩn/hợp quy tại các cơ quan quản lý theo quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Như vậy, để công bố hợp chuẩn/hợp quy thì điều đầu tiên các doanh nghiệp phải thực hiện là thuê 1 tổ chức chứng nhận độc lập (hay còn gọi là bên thứ 3) thực hiện đánh giá hoặc tự doanh nghiệp thực hiện đánh giá (hay còn gọi là bên thứ nhất).
Việc đánh giá hợp chuẩn/hợp quy theo bên thứ nhất và bên thứ ba 1
Giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy
Vậy thì đánh giá chứng nhận theo bên thứ nhất hay bên thứ ba sẽ lợi hơn cho doanh nghiệp? Điều này phụ thuộc vào quy mô, năng lực nhân sự và hệ thống quản lý hiện có của doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể hơn 2 loại hình đánh giá này:
1. Đánh giá chứng nhận theo bên thứ nhất:
  • Đây là loại hình đánh giá mang tính khách quan không cao, gần giống việc đánh giá nội bộ. Vì vậy dẫn đến hồ sơ công bố hợp chuẩn/hợp quy sẽ phức tạp hơn để chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu tại tiêu chuẩn/quy chuẩn tương ứng.
  • Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã được chứng nhận hệ thống quản lý như ISO 9001, HACCP, ISO 22000, GMP …, đồng thời nhân sự nắm rõ về công bố hợp chuẩn, hợp quy thì việc thực hiện sẽ thuận lợi hơn.
  • Vì tự thực hiện nên chi phí sẽ giảm hơn nhiều so với việc thuê 1 đơn vị thứ ba chứng nhận. Doanh nghiệp chỉ tốn chi phí thử nghiệm các sản phẩm dự định công bố. Do vậy, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về mặt thời gian (tuy nhiên nếu không nắm rõ trình tự, cách thức công bố sẽ dẫn tới việc hồ sơ không đạt và phải nộp đi nộp lại nhiều lần, thời gian kéo dài).
2. Đánh giá chứng nhận theo bên thứ ba:
  • Đây là loại hình đánh giá mang tính khách quan cao vì thuê một tổ chức độc lập đánh giá. Do đó, hồ sơ công bố sẽ đơn giản hơn so với khi đánh giá chứng nhận bên thứ nhất.
  • Chi phí khi thuê một đơn vị chứng nhận độc lập tất nhiên sẽ cao hơn. Đây chính là vấn đề mà doanh nghiệp thường cân nhắc khi lựa chọn 2 loại hình đánh giá. Một số đơn vị chứng nhận có thêm dịch vụ hỗ trợ làm hồ sơ công bố nên có thể thời gian công bố sẽ nhanh hơn.
  • Ngoài ra, cách thức xác định số lượng sản phẩm chứng nhận ở các tổ chức chứng nhận có thể khác nhau dẫn đến chi phí tăng lên. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ cách thức xác định, phân nhóm sản phẩm để đăng ký  chứng nhận.

Trên đây là những vấn đề chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình thực hiện tư vấn, chứng nhận và công bố hợp chuẩn/hợp quy cho khách hàng.

Kiệt Nguyễn
error: Cảnh báo: Nội dung đã được bảo vệ !!