fbpx

Chuyên đề ISO 22000/HACCP: Phân biệt PRP, OPRP, CCP

Đây là một số khái niệm căn bản trong HACCPISO 22000 mà chúng ta cần nắm khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi tra cứu trên google thì rất ít tài liệu giải thích rõ ràng và cụ về các khái niệm này. Vì vậy với những hiểu biết của mình, chúng tôi sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất có thể. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.

ccp-oprp-prp
Mô hình PRP, oPRP, CCP

1. Chương trình tiên quyết (PRP – Prerequisite Program)

  • Là các điều kiện và các hoạt động cần thiết trong tổ chức và trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để duy trì an toàn thực phẩm. Đây chương trình cơ bản thiết yếu để duy trì môi trường vệ sinh cho sản xuất, chế biến và/hoặc xử lý sản phẩm và không được thực hiện cho mục đích kiểm soát các mối nguy được nhận biết cụ thể.
  • PRP là nền tảng của HACCP, giúp kiểm soát chung trong bất kỳ hoạt động thực phẩm nào, chúng không được sử dụng cụ thể cho một công đoạn nào trong quá trình chế biến và không kiểm soát một mối nguy cụ thể.
  • Ví dụ về 1 số PRP: làm sạch và vệ sinh, phòng ngừa nhiễm bẩn chéo, kiểm soát động vật gây hại …Tiêu chuẩn ISO/TS 22002 đã có nêu chi tiết về việc thiết lập, thực hiện và duy trì các PRP trong các phân khúc của chuỗi thực phẩm.
  • Tùy thuộc vào vị trí của tổ chức trong chuỗi thực phẩm, một số thuật ngữ tương đương được sử dụng như: thực hành nông nghiệp tốt – GAP, thực hành thú y tốt – GVP, thực hành vệ sinh tốt – GHP, thực hành sản xuất tốt – GMP …

2. Chương trình tiên quyết điều hành (OPRP – Operational Prerequisite Program)

  • Là biện pháp kiểm soát hoặc sự kết hợp của các biện pháp kiểm soát được áp dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu một mối nguy an toàn thực phẩm có ý nghĩa đến một mức chấp nhận, và nơi tiêu chí hành động và đo lường hoặc quan sát cho phép kiểm soát hiệu quả quá trình và/hoặc sản phẩm.
  • Về bản chất OPRP là một chương trình tiên quyết (PRP) đặc biệt, chúng được được xác định thông qua việc phân tích các mối nguy và áp dụng cho một mối nguy đáng kể cụ thể, tại một công đoạn/ sản phẩm cụ thể.
  • OPRP là một biện pháp kiểm soát quan trọng, tuy nhiên không có giới hạn tới hạn nhưng cần có giới hạn hành động/tiêu chí hành động để chứng tỏ rằng OPRP được kiểm soát. Không đáp ứng các tiêu chí được thiết lập không có nghĩa là sản phẩm mất an toàn, tuy nhiên cần có các hành động khắc phục.
  • Ví dụ về OPRP: phòng ngừa nhiễm chéo chất gây dị ứng tại 2 công đoạn trong dây chuyền, kiểm soát trong khâu bảo quản sản phẩm …

3. Điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Point)

  • Là bước quá trình tại đó (các) biện pháp kiểm soát được áp dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm đáng kể đến mức chấp nhận được, và các giới hạn tới hạn đã xác định và đo lường cho phép áp dụng các khắc phục.
  • Các mối nguy đáng kể được nhận biết trong quá trình phân tích mối nguy được kiểm soát bằng hai loại biện pháp kiểm soát: OPRP và các biện pháp kiếm soát áp dụng tại các CCP.
  • Các biện pháp kiểm soát tại CCP được quản lý theo kế hoạch HACCP. Biện pháp kiểm soát này xác định các giới hạn tới hạn có thể tách sản phẩm chấp nhận được khỏi các sản phẩm không có khả năng chấp nhận được (không an toàn). Không đáp ứng các giới hạn tới hạn này nghĩa là sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.
  • Vi dụ về CCP: nhiệt độ và thời gian tại công đoạn thanh trùng sữa, độ ẩm của sản phẩm sau sấy …

Các bạn có thể đọc thêm TCVN ISO/TS 22004:2015 để hiểu rõ hơn các khái niệm này và các điều khoản của ISO 22000.

Download TCVN ISO/TS 22004:2015 tại đây

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ tốt nhất liên quan đến chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 theo hotline 0917.81.81.88

Xem thêm:

Phi Nguyễn
error: Cảnh báo: Nội dung đã được bảo vệ !!